Ở cấp tiểu học, khảo sát của Viện Dinh dưỡng ở học sinh lớp 5 tại một số quận, huyện của thành phố Hà Nội được tiến hành năm 2023 cũng chỉ ra tình trạng báo động khi số trẻ thừa cân, béo phì.
Cụ thể, ở khu vực nội thành, tại trường Tiểu học La Thành, quận Đống Đa, tỷ lệ học sinh lớp 5 bị thừa cân, béo phì là 55,7%, cao nhất trong 5 trường được khảo sát. Trường Tiểu học Trần Nhật Duật ở quận Hoàn Kiếm (51,4%), trường Tiểu học Lê Lợi, quận Hà Đông (49,5%), trường Tiểu học Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng (46,5%) và trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy (45,5%).
Ở các trường thuộc khu vực ngoại thành tại Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Hoài Đức hay Thạch Thất, con số này cũng trên 20%. Thậm chí tại trường Tiểu học Quang Trung (huyện Phú Xuyên), cứ 10 học sinh lớp 5 lại có hơn 3 trẻ thừa cân, béo phì, tỷ lệ hơn 31%.
"Các nghiên cứu trước đây, học sinh tiểu học ở nông thôn bị thừa cân béo phì giao động từ 18-20%", Tiến sĩ Nhung nói.
Thiếu nguồn nhân lực y tế về dinh dưỡng học đường
Theo PGS Dương, một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tại Việt Nam được xác định đó là yếu tố nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm dinh dưỡng được đào tạo, được sử dụng…) còn thiếu.
Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn, kỹ thuật và kỹ năng, kinh nghiệm của lực lượng này cũng hạn chế. Tổ chức hệ thống tuyến quản lý, thực hiện triển khai các hoạt động bảo đảm dinh dưỡng ở các khu vực, vùng miền và trên phạm vi toàn quốc còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và chưa đồng đều.
PGS.TS Bùi Thị Nhung cho biết từ kinh nghiệm của Nhật Bản, cần xây dựng mô hình điểm các bữa ăn học đường đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện, kinh tế địa phương, kết hợp với các hoạt động thể chất. Tiến sĩ Nhung bày tỏ hi vọng mỗi một trường học, một công ty thực phẩm, một tỉnh, thành đều có ít nhất một cử nhân về dinh dưỡng làm việc.
Trong Hướng dẫn thực hiện Nội dung 3 Dự án 7 Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Bộ Y tế đặt mục tiêu cụ thể cho các khu vực này là:
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm dưới 5%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi dưới 27%.
" alt=""/>Cải thiện dinh dưỡng trẻ em chưa đồng đều giữa các vùng miềnĐược biết, đây là vòng gọi vốn đầu tiên của Timo. Số tiền thu về từ các nhà đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển công nghệ nền tảng, với trọng tâm là các sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Thành lập từ năm 2015, Timo là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng số giúp người dùng có thể thanh toán và tham gia các dịch vụ tài chính khác mà không cần phải đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng. Người dùng Timo thậm chí có thể mở tài khoản ngân hàng mà không cần đến ngân hàng đăng ký.
Chia sẻ trên Techinasia, CEO Henry Nguyễn của Timo cho biết, mục tiêu của đơn vị này là muốn hoạt động như một ngân hàng số độc lập, mang khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho những ai chưa có tài khoản ngân hàng.
Đợt gọi vốn thành công của Timo diễn ra trong bối cảnh các sản phẩm ngân hàng số đang ngày một gia tăng tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt tại Việt Nam.
Theo số liệu mới đây của McKinsey & Company Việt Nam, tỷ lệ người dùng dịch vụ của các công ty Fintech (công nghệ tài chính) tại Việt Nam cũng đã tăng từ 16% (năm 2017) lên thành 56% (năm 2021).
![]() |
Tỷ lệ người dùng các dịch vụ Fintech và ví điện tử Việt Nam so với các nước đang phát triển và các nước phát triển tại Châu Á (Đơn vị: %). Số liệu: McKinsey & Company |
Mức độ thâm nhập của ví điện tử và Fintech tại Việt Nam được đánh giá cao hơn mức trung bình của các thị trường mới nổi thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thậm chí cao hơn cả một số nước phát triển.
Tiền mặt vẫn là “vua” ở tất cả các phân khúc thanh toán tại Việt Nam. Thế nhưng, mức độ cởi mở của người dùng Việt Nam với thương mại điện tử là rất cao. Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu trên môi trường số, ngay cả với các sản phẩm tài chính phức tạp liên quan tới thế chấp, các khoản đầu tư cũng như các hợp đồng bảo hiểm.
Đánh giá của McKinsey & Company cũng cho biết, quy mô hệ sinh thái số Việt Nam ước đạt 50 tỷ USD và có thể tăng lên thành 100 tỷ USD vào năm 2025.
Trước Timo, một startup khác trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) của Việt Nam là MoMo đã công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E) với tổng số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD. Đáng chú ý khi thương vụ này cũng biến MoMo trở thành một kỳ lân công nghệ khi được định giá lên tới 2 tỷ USD.
Đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thanh toán số tại Việt Nam khi cả người dân và doanh nghiệp đều đã hình thành nhận thức và hiểu được giá trị của thanh toán không tiền mặt. Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt không những sẽ duy trì mà còn tiếp tục được đẩy mạnh tại Việt Nam trong bối cảnh hậu đại dịch.
Trọng Đạt
Campuchia là một trong những nước đầu tiên trên thế giới cho ra đời đồng tiền kỹ thuật số có sự tham gia của ngân hàng Trung ương. Tiếp theo Campuchia, Lào là một quốc gi a khác trong khu vực đang có tham vọng phát triển tiền số.
" alt=""/>Ngân hàng số Việt nhận khoản đầu tư khủng 20 triệu USDChuyên gia Singapore tư vấn viêm đường tiết niệu ở phụ nữ" alt=""/>Lời khuyên bác sĩ cho phụ huynh có trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu